PHÂN BIỆT CÁC LOẠI DA (P1.)

Các sản phẩm làm từ da ngày càng phổ biến nhưng để hiểu rõ từng loại da khác nhau, để biết cách chăm sóc và trả lời vì sao có loại giày da đắt tiền có loại cũng là da nhưng lại rẻ hơn nhiều.

Xem thêm: Cách phân biệt da thật - da giả

SHELL CORDOVAN

Da Shell Cordovan ở VN được biết với cái tên “Da mông ngựa”, vì loại da này được lấy ở đúng vị trí ngay mông của con ngựa. Tuy nhiên, da không phải là da mặt (full grain) mà là lớp phía dưới da mặt. Lớp da này là có cấu trúc là các sợi collagen có nguồn gốc pha trộn giữa thịt và sụn. Được trích xuất từ đây nên bề mặt da Shell Cordovan cực kì mịn màng và hoàn toàn không có lỗ chân lông. Cấu trúc da này chỉ có trên ngựa, bò hoàn toàn không có. Từ mông con ngựa, chỉ lấy được 2 miếng da hình oval với kích thước tối đa tầm 0,3m2. Có thể nói, ngay từ nguyên liệu thì da Shell Cordovan đã rất đặc biệt rồi nên giá thì khỏi nói. Nổi tiếng thế giới hiện nay là Horween, nó hiếm đến nổi Horween còn không dám mang trưng bày ở triển lãm vì sợ khách mua không có. 

Mỗi miếng da Shell Cordovan sẽ trải qua quá trình thuộc và xử lý kéo dài từ 6 tháng, trong khi đó, da thuộc trong công nghiệp chỉ từ 2-4 tháng. Shell Cordovan được thuộc bằng thảo mộc với công thức đặc biệt và truyền thống. Với thời gian thuộc dài, chất thuộc ngấm sâu trong da giúp da được thuộc hoàn toàn và xuyên suốt. Quá trình hoàn thiện da chủ yếu được làm bằng tay (cạo, nhuộm, chuốt bóng,..) cho ra đời loại da có chất màu sâu, bóng như gương, bề mặt cực kì mịn màng. Với chất liệu đặc biệt và quá trình thuộc rất lâu và phức tạp đem lại chất lượng tuyệt hảo nên da Shell Cordovan rất đắt tiền. Có thể nói Shell Cordovan là một trong những loại da trong top đắt đỏ nhất thế giới. (Tỷ lệ da dùng được chỉ 2 cái mông :D)

                                             da Shell Cordovan

VEG TAN

Veg tan là viết tắt của vegetable tanning. Trong khi thuộc da, bộ da con vật được ngâm trong dung dịch chiết xuất từ các loài thực vật nên mới có tên gọi như vậy. Loại này không chứa chất độc hại, quá trình thuộc da cũng thân thiện với môi trường. Da mộc nếu không bị nhuộm màu sẽ tự đổi màu sau một thời gian sử dụng (Càng xài càng lên màu). Màu sau thời gian sữ dụng là màu vàng sẫm hơn màu da ban đầu, không bị phai. Da veg tan rất cứng và giá da veg tan đắt hơn loại da thuộc crom vì thời gian thuộc dài gấp 10 lần bình thường, công thức pha dung dịch chất thực vật cũng phức tạp. (Tùy theo grade tỷ lệ dùng từ 70-85% trên một con da)

Bên phải là sản phẩm của Namidori Luxury Handmade Shoes dùng Veg tan

Da Veg tan, bên phải là một đôi dùng ta veg tan đã nhuộm màu burgundy ở Namidori 

PULL UP

Là loại da mềm mại tự nhiên, được nhuộm aniline trong quá trình thuộc da và có thêm một lợp xữ lý trên cùng bằng dầu hoặc wax. Khi dùng tay nong từ mặt sau thì sẽ thấy màu sắc chổ bị nong nhạt hơn những chổ khác do đó cái tên pull up cũng là vì vậy. (Tỷ lệ dùng lên đến 90% trên một con da)

                         Da Pull up khi nông bên trong ra thì sẽ có màu sáng hơn

CALFSKIN

Là loại da được làm từ bê (bò con), nên là loại da có đặc tính, mềm, mõng, mịn nhưng rất bền, da calfskin có độ bóng cao hơn da bò bình thường và có độ bền rất cao nếu bão dưỡng tốt. Do được khai thác từ bò con nên kích thước tấm da thường nhỏ và ít lỗi/thẹo hơn bò trưởng thành, lỗ chân lông trên bề mặt cũng nhỏ hơn nên da thường rất mịn. Có thể nói calfskin cũng tương đôi mắc và chỉ dành cho các sản phẩm cao cấp. (Tỷ lệ dùng từ 70-80% trên một con da)

Giày Namidori được làm bằng calfskin từ D'Annonay

PATENT

Nhiều người hay bị nhầm lẫn giữa “Patent leather”, “Patent vinyl” và “PVC” và cho rằng patent leather là giả da. Sự thật thì patent leather là da “xịn”. Kỹ thuật làm patent leather bắt nguồn từ công nghệ sơn mài da của Nhật Bản. 

Phương Tây biết đến patent leather khi nhà sáng chế người Mỹ Seth Boyden (1788-1870) tìm ra cách tối ưu hóa quy trình chế tác loại da này năm 1818 và đăng ký bản quyền sáng chế cho nó (vì thế mà loại da này có tên là patent leather).

Patent leather có bề mặt bóng láng đặc trưng nhờ vào một lớp dầu hạt lanh được phủ lên bề mặt da. Ngày nay, người ta sử dụng một chế phẩm dầu mỏ để thay cho dầu hạt lanh. Nhưng cũng chính vì bề mặt bóng láng này mà patent leather gây nhầm lẫn cho người sử dụng với các loại chất liệu giả da. 

Tất nhiên, các chất liệu giả da không thể có độ mềm da xịn của patent leather. Da patent thường được dùng cho các loại giày cao cấp và thích hợp để đóng bộ với tuxedo mặc trong các dịp trang trọng, tiệc có dress code. (Do đã xử lý bề mặt nên tỷ lệ dùng gần 100% trên một con da)

Sản phẩm thủ công (handmade shoes) -MTO

Penny loafer làm từ da patent theo yêu cầu riêng của khách từ Namidori

>> Xem thêm: Phân biệt các loại da P2

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

whatapp