CHELSEA BOOTS

Giày Chelsea Boots thiết kế tiện lợi, thời trang, dễ dàng phối hợp với nhiều phong cách khác nhau, mang lại sự đa dạng trong cách ăn mặc cũng như thuận tiện đi lại.

Sự ra đời của giày Chelsea Boots

Người thiết kế ra loại giày Chelsea Boots nguyên gốc có tên là J. Sparkes-Hall - nghệ nhân đóng giày nổi tiếng cho nữ hoàng Anh Victoria. Mục đích chính sáng tạo loại giày này là để giúp cho việc đi bộ, cưỡi ngựa được dễ dàng hơn. Thiết kế bao gồm 2 miếng cao su lưu hóa may vào 2 bên hông của đôi boots, nhờ đó mà thao tác xỏ chân vào và rút chân ra được tiện lợi hơn. Loại Boots này lúc ấy có tên gọi là Paddock Boots.

Về sau nó được đổi tên thành giày Chelsea Boots. Vậy tại sao lại được gọi là Chelsea? Vào giữa những năm 1950s, một số các nhà làm phim, nhà hoạt động xã hội và các nghệ sĩ trẻ nổi tiếng ở London trải dài trên tuyến đường King’s Road (từ Chelsea đến Fullham) với tên gọi là "Chelsea set". Nhóm người này thường sử dụng Boots theo phong cách mới, được cách tân với nhiều kiểu dáng khác lạ. Từ đó, cái tên Chelsea Boots được hình thành - đồng nghĩa với một kiểu mặc rất phong cách.

Thông thường, Chelsea Boots da màu đen trơn là chuẩn nhất. Tuy nhiên, có cả các màu sắc và chất liệu đa dạng khác, đôi khi còn có giày hoạ tiết đục lỗ (brogue), tùy thuộc vào sở thích cũng như phong cách của bạn mà có lựa chọn phù hợp nhất.

Chelsea boots thuộc loại handmade với cấu trúc goodyear

 

Mặc Chelsea Boots như thế nào là đúng?

Chelsea Boots rất dễ phối đồ. Bạn có Chelsea bằng da thì đi cùng với formalwear như suit, blazer, dress trousers hay dress shirt. Bạn có chelsea da lộn thì để phối với casual wear như jeans, khakis, chinos, casual shirt... Giày Chelsea Boots thường có đế bằng da. Bên cạnh đó, có cả đế cao su, tuy nhiên, tốt nhất bạn vẫn nên chọn đế da để mang êm chân hơn.

Đặc điểm nhận dạng một đôi Chelsea Boots chuẩn

Một đôi giày Chelsea Boots chuẩn có những đặc điểm như sau:

1. Cao đến mắt cá chân (có thể hơn một tí)
2. Mũi giày lượn tròn
3. Thân giày làm từ 02 miếng da riêng biệt: thân trước và thân sau.
4. 2 thân giày trước và sau gặp nhau ở mắt cá chân, nối với nhau bằng 2 mảnh vật liêu ở bên hông giày. Thông thường, 2 mảnh vật liệu này làm bằng thun co giãn hoặc cao su lưu hoá.
5. 2 mảnh vật liệu co giãn ấy sẽ chạy dọc từ cổ giày tới gần đế giày, nhưng không chạm vào đế giày.
6. Vì điều 5 nên thân trước và thân sau sẽ gặp nhau trực tiếp ở ngay dưới mảnh vật liệu co giãn.
7. Gót thấp

Xem thêm: Chelsea mặc kết hợp như thế nào

 

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

whatapp